Lịch sử quá trình Đức hóa Đức hóa

Thời kỳ dân tộc di dân

Sau khi quân đội La Mã rút lui khỏi Britain, dân chúng người Celt, đã được latinh hóa, bị bỏ lại không có khả năng tự vệ. Những dân tộc Đức người Angles, người Sachsen và người Jüten chinh phục sau đó Anh quốc trong một quá trình kéo dài nhiều thập kỷ và qua các cuộc đụng độ cực kỳ đẫm máu. Ký ức về những trận chiến phòng thủ của người Celt được giữ lại qua huyền thoại Vua Arthur. Các phần của xứ Wales, Cornwall, và ngày nay thuộc Scotland đã chống cự lại những cuộc tấn công. Trong giai đoạn sau đó vào thời chuyển tiếp hậu cổ đại cổ điển sang đầu thời Trung Cổ dân chúng người Celt dần dần bị đức hóa. Cuộc chinh phục nước Anh năm 1066 bởi người Norman Đức, đã bị latinh hóa, thêm một phần latinh hóa vào nước Anh đã bị đức hóa.

Thời kì Trung cổ

Limes Saxoniae lập nên ranh giới phía Tây giữa người Obotrites và người Saxons

Quá trình Đức hóa thời kì đầu diễn ra song song với quá trình người Đức di dân mở rộng về phía Đông - còn gọi là Ostsiedlung trong suốt thời kì Trung Cổ, ví dụ như tại các vùng Hanoverian Wendland, Mecklenburg-Vorpommern, Lusatia, và nhiều khu vực khác, trước đó là nơi sinh sống của các bộ lạc Slavic - Polabian Slavs ví dụ như người Obotrites, Veleti và Sorbs. Mối tương quan về các hình thức Đức hóa thời kì đầu đã được các thầy tu người Đức miêu tả lại trong các bản thảo viết tay như cuốn Chronicon Slavorum.

Khu vực Lüchow-Dannenberg thường được biết đến với cái tên Wendland, đây là một mệnh danh ám chỉ tới người Slavic sống tại vùng Wends, đến từ bộ lạc Slavic có tên là Drevani — một ngôn ngữ Polabian vẫn còn tồn tại cho tới tận đầu thế kỉ 19, tại khu vực mà ngày nay là bang Lower Saxony thuộc Đức.[1]

Một quá trình Đức hóa phức tạp cũng diễn ra tại vùng Bohemia sau khi những người Bohemian theo đạo Tin lành thất bại tại trận chiến White Mountain vào năm 1620. Hoàng tử Đức Frederick V, Elector Palatine, đã được các đẳng cấp vủa Bohemian bầu làm vua vùng Bohemia vào năm 1619, nhưng đã thất bại trước lực lượng Công giáo trung thành với Hoàng đế nhà Habsburg, Ferdinand II. Nhiều lãnh chúa Bohemian đã bị trừng phạt và bị tước đoạt toàn bộ đất đai sau khi Frederick thua cuộc vào năm 1620, trong số đó có cả các địa chủ nói tiếng Đức và tiếng Czech. Do đó, trận chiến này về bản chất chỉ là mâu thuẫn giữa các thái ấp phong kiến với nhau, chứ không ở cấp độ quốc gia. Mặc dù sau những sự kiện này, ngôn ngữ Czech đã mất đi tầm quan trọng đáng kể với vai trò như một ngôn ngữ có chữ viết, tuy nhiên không có gì chứng minh đây là hành động cố tình của những người cai trị thuộc nhà Habsburg, những người đang chủ tâm nhắm tới các đặc tính về phong kiến và tôn giáo.

Ngôn ngữ Proto-Slovene đã từng được sử dụng trên vùng lãnh thổ rộng hơn nhiều so với lãnh thổ Slovene hiện đại, khu vực này bao gồm hầu hết các bang Carinthia và Styria thuộc nước Áo hiện đại, cũng như vùng Đông Tyrol, vùng Val Pusteria ở phía Nam Tyrol, và một số khu vực thuộc vùng Thượng và Hạ Áo. Cho tới thế kỉ 15, hầu hết những khu vực này đều được Đức hóa dần dần: biên giới phía nam của vùng lãnh thổ nói tiếng Slovene được củng cố trên đường biên từ phía Bắc Klagenfurt tới phía Nam Villach và phía Đông Hermagor tại bang Carinthia, trong khi tại bang Styria biên giới này khá sát với biên giới Áo-Slovenian hiện đại. Biên giới ngôn ngữ này vẫn giữ nguyên hầu như không thay đổi cho tới tận cuối thế kỉ 19, khi quá trình Đức hóa lần thứ hai diễn ra, hầu hết là tại bang Carinthia.

Ở Tyrol đã diễn ra quá trình Đức hóa ngôn ngữ ladino-romantsch tại vùng thung lũng Venosta Valley (nay thuộc về Italy) do người Áo khởi xướng và xúc tiến vào thế kỉ thứ 16. Điều này diễn ra là do nhà cầm quyền muốn ngăn chặn quá trình tiếp xúc với người theo đạo Tin lành tại vùng Graubünden.

Các ảnh hưởng về ngôn ngữ

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc xảy ra vào cuối thế kỉ 18 và thế kỉ 19 tại các vùng Bohemia, Moravia, Silesia, Pomerania, Lusatia, và Slovenia dẫn tới cảm giác "tự hào" ngày càng dâng cao về văn hóa quốc gia tại đây. Tuy nhiên, nhiều thế kỉ bị thống trị về văn hóa bởi người Đức đã để lại một dấu ấn Đức rõ nét lên văn hóa xã hội tại khu vực này; ví dụ, tác phẩm  ngữ pháp hiện đại đầu tiên của ngôn ngữ Czech được viết bởi Josef Dobrovský (1753–1829) – "Ausführliches Lehrgebäude der böhmischen Sprache" (1809) – được xuất bản bằng tiếng Đức, vì ngôn ngữ Czech thời đó không được sử dụng trong giới học giả hàn lâm.

Kể từ giai đoạn Trung kì của thời Trung Cổ, cho tới sự kiện tan rã Đế quốc Áo - Hung vào năm 1918, tại vùng lãnh thổ thuộc Slovenia ngày nay, nước Đức đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Slovene, và nhiều dấu vết của quá trình Đức hóa đã được lưu giữ lại trong ngôn ngữ Slovene đương đại, đặc biệt là các cách diễn đạt thông dụng.

Tại các vùng thuộc địa của Đức, chính sách bắt buộc sử dụng tiếng Đức làm ngôn ngữ chính thức đã dẫn tới việc hình thành các dạng tiếng bồi có gốc Đức và các ngôn ngữ lai / thổ ngữ có gốc từ tiếng Đức, ví dụ như tiếng Unserdeutsch.

Tại Đế quốc Áo

Joseph II (1780–90), là một nhà lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi phong trào Khai sáng, tìm cách trung ương hóa quyền kiểm soát cả đế quốc trong tay mình, và cai trị đất nước với vai trò như một nhà vua chuyên chế thời kì Khai sáng.[2] Ông ra sắc lệnh thay thế tiếng Latin bằng tiếng Đức, đưa tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính thức trên toàn Đế chế.[2]

Người Hungarians coi hành động cải tổ ngôn ngữ của vua Joseph là hành động thể hiện quyền lãnh đạo văn hóa của người Đức, và họ phản ứng lại bằng cách tìm mọi cách đòi quyền sử dụng ngôn ngữ của riêng mình.[2] Và kết quả là, những người Hungarian không thuộc tầng lớp quý tộc đã khơi mào một cuộc phục hưng văn hóa và ngôn ngữ Hungarian.[2] Những người không thuộc tầng lớp quý tộc nghi ngờ sự trung thành của tầng lớp quyền quý, bởi trong số họ chỉ có không tới một nửa là người thuộc gốc tộc Magyar, và ngay cả những người đã nhận chức trở thành triều thần nói tiếng Pháp và Đức.[2] Cuộc phục hưng quốc gia Magyar đã dẫn đến các phong trào tương tự tiếp sau đó, trong các nhóm dân tộc thiểu số người Slovak, Romania, Serb, và Croatia thuộc Vương quốc Hungary.[2]

Tại nước Phổ

Các tên tiếng Ba Lan của các thành phố Silesian được viết bằng tiếng Ba Lan từ tài liệu chính thức của Phổ công bố năm 1750 trong chiến tranh Silesian tại Berlin.[3]

Quá trình Đức hóa tại Phổ diễn ra theo một số giai đoạn như sau:

  • Những người Phổ Cựu (ban đầu là một nhóm dân tộc thiểu số gốc Baltic) đã bị Đức hóa trong thời kì của các hiệp sĩ Teuton trong quá trình đồng hoá dân tộc trong cuộc Thánh chiến Phổ.
  • Các nỗ lực thực hiện Đức hóa của vua Frederick Đại đế tại các vùng lãnh thổ thuộc vùng Ba Lan bị chia tách
  • Giảm bớt chính trách Đức hóa thời kì 1815–30
  • Tăng cường quá trình Đức hóa và khủng bố người Ba Lan trong lãnh địa Đại Công Tước vùng Posen, thực hiện bởi E. Flotwell vào năm 1830–41
  • Quá trình Đức hóa ngừng lại trong giai đoạn 1841–49
  • Tái khởi động trong những năm 1849–70
  • Được tăng cường bởi Bismarck trong kế hoạch Kulturkampf chống lại đạo Công giáo và người Ba Lan
  • Giảm nhẹ hoạt động khủng bố người Ba Lan trong giai đoạn 1890 - 94
  • Tiếp diễn và tăng cường hoạt động vào năm 1894 và được tiếp tục cho tới cuối thời kì Chiến tranh thế giới thứ Nhất

Hoạt động lập pháp và các chính sách của chính phủ tại Vương quốc Phổ chỉ nhắm tới việc Đức hóa về mặt ngôn ngữ và văn hóa ở một mức độ vừa phải, trong khi tại Đế quốc Đức, người ta theo đuổi một hình thức Đức hóa về văn hóa mãnh liệt hơn, thông thường đi kèm với chủ đích rõ ràng là làm giảm ảnh hưởng của các nền văn hóa và các tổ chức khác, ví dụ như Nhà thời Công giáo.

Tình hình trong thế kỉ 18

Sau những lần phân rẽ, các biện pháp Đức hóa trước đây vua Frederick Đại Đế thực hiện tại Silesia đã được mở rộng tới các vùng lãnh thổ Ba Lan mới được thu nhập. Các nhà lãnh đạo người Phổ đã khởi động chính sách định cư những nhóm dân tộc nói tiếng Đức tại các vùng này. Frederick Đại Đế đã định cư khoảng 300,000 người đi khai hoang đất mới tại khu vực các tỉnh phía Đông nước Phổ và nhắm tới việc loại bỏ tầng lớp quý tộc Ba Lan, những người mà ông ta đối xử với thái độ coi thường, và miêu tả người Ba Lan là "đống rác Ba Lan luộm thuộm"[4] ở những vùng mới chiếm lại được ở phía Tây nước Phổ, tương tự như vùng Iroquois.[5] Ngay từ thời kì đầu khi nước Phổ nắm quyền cai trị, người Ba Lan đã phải đối mặt với một loạt các biện pháp bất lợi cho văn hóa của họ; ngôn ngữ Ba Lan bị thay thế bởi tiếng Đức trong vai trò ngôn ngữ chính thức, [6] và hầu hết các hoạt động quản trị đều được thực hiện bằng tiếng Đức; nhà cầm quyền người Phổ là Frederick Đại Đế rất coi thường người Poles và mong muốn thay thế họ bằng người Đức. Người Ba Lan được miêu tả là 'người Slavs chậm tiến lạc hậu' trong mắt các nhân viên hành chính người Phổ, những người muốn lan truyền văn hóa và ngôn ngữ Đức.[6] Vùng đất của quý tộc Ba Lan bị tịch thu sung công và trao lại cho các nhà quý tộc người Đức.[4][6]

Tình hình trong thế kỉ 19

Sau chiến tranh Napoleon, nước Phổ giành được vùng lãnh địa Đại Công tước Posen và nước Áo vẫn thuộc quyền sở hữu của Galicia. Vào tháng năm năm 1815 vua Frederick William III công bố bàn tuyên ngôn cho người Ba Lan tại Posen:

Các ngươi cũng có Quê cha đất tổ. [...] Các ngươi sẽ được sáp nhập vào nền quân chủ của ta mà không cần phải từ bỏ quốc tịch của mình. [...] Các ngươi sẽ nhận được một bản hiến pháp như các tỉnh thành khác trong vương quốc của ta. Các nguơi vẫn được phép giữ lại tôn giáo của mình. [...] Ngôn ngữ của các nguơi vẫn sẽ được sử dụng như tiếng Đức trong mọi hoạt động cộng đồng, và tất cả những ai có khả năng phù hợp trong số các nguơi đều có cơ hội như nhau khi được bổ nhiệm vào các công sở. [...]

Bộ trưởng bộ Giáo dục Altenstein đã tuyên bố vào năm 1823:[7]

Liên quan đến việc mở rộng ngôn ngữ tiếng Đức, điều quan trọng nhất là phải có được cách hiểu đúng đắn về mục đích, liệu chúng ta nên đặt mục đích là cần tăng cường mức độ hiểu biết về tiếng Đức trong số các thần dân nói tiếng Ba Lan, hay chúng ta nên hướng đến việc Đức hóa người Ba Lan một cách chậm rãi và đều đặn. Theo đánh giá của bộ trưởng, chúng ta chỉ cần, chỉ nên làm và chỉ có thể làm mục tiêu đầu tiên; xét về mục tiêu thứ hai, điều này là không nên làm và đúng ra là không thể thực hiện được. Để trở thành những thần dân đúng mực, người Ba Lan cần phải hiểu được ngôn ngữ của chính phủ. Tuy nhiên không cần thiết phải khiến họ từ bỏ tiếng mẹ đẻ hay phải coi tiếng Ba Lan là ngôn ngữ hạng hai. T Việc sở hữu cả hai ngôn ngữ không phải là một điều bất lợi, mà thực ra còn là điểm cộng lớn, vì điều này thường có nghĩa là người đó có tầm tư duy linh hoạt hơn. [..] Tôn giáo và ngôn ngữ là những thánh địa cao nhất của một quốc gia, và tất cả các quan điểm và nhận thức đều được hình thành trên nền tảng đó. Một chính phủ [...] thờ ơ với điều này, hoặc thậm chí là đi ngược lại những giá trị này sẽ gây ra sự chống đối gay gắt, làm mất đi nền móng quốc gia và khiến cho các thần dân mất đi lòng trung thành.

Trong nửa đầu thế kỉ 19, chính sách ngôn ngữ Phổ vẫn còn khá khoan dung. Tuy nhiên sự khoan dung này dần dần thay đổi trong nửa sau thế kỉ 19, sau khi thành lập nên Đế quốc Đức vào năm 1871. Các chính sách sau đó nhắm tới việc loại bỏ hoàn toàn các ngôn ngữ không phải tiếng Đức ra khỏi đời sống công cộng và và bối cảnh hàn lâm, ví dụ như tại các trường học. Ví dụ, trong suốt nửa cuối thế kỉ thứ 19, tiếng Hà Lan, trước đây từng được sử dụng tại các vùng mà ngày nay được gọi là Cleves, Geldern, Emmerich, đến thời kì này đã bị cấm sử dụng tại các trường học và trụ sở công quyền, và tiếng Hà Lan tiêu chuẩn bắt đầu bị ngừng sử dụng khi bước sang thế kỉ mới.[8]

Vào thời kì Đế quốc Đức sau đó, người Ba Lan (cùng với người Đan Mạch, người Hà Lan Alsatians, người Đức theo Công giáo and người theo Đảng dân chủ Xã hội Đức) được miêu tả là "Reichsfeinde" ("kẻ thù của đế quốc").[9] Thêm vào đó, vào năm 1885, Ủy ban định cư của Phổ - tổ chức được đầu tư tài chính từ ngân quỹ chính phủ - đã được thành lập với nhiệm vụ mua đất từ tay những người không phải là người Đức và phân chia cho các nông dân Đức sở hữu.[10] [citation needed] Từ năm 1908 ủy ban này đã được quyền ép buộc các chủ đất phải bán đất. Những biện pháp khác bao gồm kế hoạch truc xuất của Phổ từ năm 1885–1890, tại đó những người không có quốc tịch Phổ nhưng đã sống tại Phổ trong một thời gian dài (hầu hết là người Ba Lan và người Do Thái) sẽ bị trục xuất và đưa ra lệnh cấm không cho phép những người không phải người Đức có quyền xây dựng nhà (xem thêm Drzymała's van). Chính sách Đức hóa trong trường học cũng ảnh hưởng đến việc các công chức người Phổ ngược đãi và lăng mạ trẻ em Ba Lan (see Września). Quá trình Đức hóa đã vô tình khơi dậy tinh thần chống đối, thông thường là việc cho trẻ em ở nhà và giáo dục tại gia, cũng như tăng cường sự đoàn kết trong các nhóm người thiểu số.

Vào năm 1910, Maria Konopnicka phản đối hành động người Đức khủng bố người Ba Lan ngày càng tăng cao, thông qua bài hát nổi tiếng do cô tự sáng tác, có tên Rota, bài ca này ngay lập tức trở thành biểu tượng quốc gia cho người Ba Lan, với câu hát được rất nhiều người Ba Lan biết đến: Người Đức sẽ không thể nhổ vào mặt chúng ta, và hắn cũng không thể Đức hóa con em chúng ta.[citation needed] Do đó, người Đức đã cố gắng tróc rễ nền văn hóa Ba Lan, ngôn ngữ Ba Lan và dân tộc Ba Lan, nhưng không những chỉ gặp toàn thất bại, mà họ còn củng cố thêm danh tính quốc gia Ba Lan, và tăng cường các nỗ lực của người Ba Lan nhằm tái thiết lập quốc gia Ba Lan.[11]

Một cuộc mít tinh quốc tế giữa những thành viên theo phe xã hội đã được tổ chức tại Brussels vào năm 1902 đã chỉ trích quá trình Đức hóa người Ba Lan tại Phổ, và gọi đây là hành động "hung bạo, dã man".[12]

Nước Litva thuộc Phổ

Người Litva thuộc Phổ sống tại khu vực phía Đông nước Phổ đã trải qua những chính sách Đức hóa tương tự. Mặc dù người dân tộc Litva chiếm phần đông dân số tại khu vực phía Đông nước Phổ trong giai đoạn thế kỉ 15 và 16 (từ đầu thế kỉ 16, khu vực này thường được gọi tên là vùng Tiểu Litva), tuy nhiên dân số Litva bắt đầu sụt giảm kể từ thế kỷ 18. Những nguyên nhân chính khiến cho tình hình phát triển theo xu hướng này là do dịch bệnh và cuộc di cư xảy ra sau đó - những người nhập cư đến từ Đức và thành phần đáng kể nhất đến từ vùng  Salzburg. Các chính sách Đức hóa đã được thắt chặt trong suốt thế kỉ 19, nhưng ngay cả trong giai đoạn đầu thế kỷ 20, các vùng lãnh thổ phía Bắc và Nam/Tây Nam của sông Neman vẫn là nơi sinh sống của dân cư đại đa số là người Litva. Kursenieki cũng phải trải qua diễn biến tương tự, nhưng nhóm dân tộc thiểu số này chưa bao giờ đạt tầm dân số lớn.

Thợ khai thác than người Ba Lan tại vùng thung lũng Ruhr

Một dạng Đức hóa khác là quá trình liên hệ giữa nhà nước Đức và các thợ hầm mỏ khai thác than vùng Ruhr. Do hoạt động nhập cư diễn ra bên trong lãnh địa Đế quốc Đức, có tới 350,000 người dân tộc Ba Lan đã đến sống tại vùng Ruhr vào cuối thế kỉ 19, tại đây họ làm việc trong ngành công nghiệp than sắt. Các nhà lãnh đạo người Đức coi họ là mầm mống nguy hiểm, là mối đe dọa và là thành phần "đáng nghi ngờ về mặt chính tị cũng như quốc gia". Tất cả các công nhân người Ba Lan đều có thẻ đặc biệt và bị nhà cầm quyền người Đức theo dõi thường xuyên. Quyền công dân của họ cũng bị nhà nước Đức giới hạn.[13]

Phản hồi lại những chính sách này, người Ba Lan thành lập các tổ chức của riêng mình để giữ gìn danh tính dân tộc và bảo vệ quyền lợi của mình. Câu lạc bộ thể thao Sokol và công đoàn của công nhân Zjednoczenie Zawodowe Polskie (ZZP), Wiarus Polski (báo chí), và ngân hàng Robotnikow là một số tổ chức nổi tiếng nhất trong số đó ở gần vùng Ruhr. Ban đầu các công nhân Ba Lan, do bị các công nhân đồng nghiệp Đức tẩy chay, đã ủng hộ cho đảng Công giáo trung dung.[14] Trong giai đoạn đầu thế kỉ  20, xu hướng ủng hộ của họ ngày một nghiêng dần sang phía xã hội dân chủ. [15] Vào năm 1905, các công nhân Ba Lan và Đức lần đầu tiên tổ chức một cuộc bãi công chung.[15] Dưới đạo luật Namensänderungsgesetz[15] (luật thay đổi tên họ), một số lượng lớn những người "Ba Lan sống tại vùng Ruhr" đã thay đổi họ và tên thánh sang các dạng tên đã được "Đức hóa" hơn để tránh bị phân biệt chủng tộc. Khi nhà cầm quyền người Phổ đình chỉ các hoạt động tôn giáo bằng tiếng Ba Lan, trong nhà thờ Công giáo, do các linh mục Ba Lan thực hiện, trong giai đoạn Kulturkampf, người Ba Lan phải nhờ đến các linh mục Công giáo người Đức. Ngày càng nhiều cuộc phối hôn diễn ra giữa người Đức và người Ba Lan, điều này góp phần rất lớn vào công cuộc Đức hóa người dân tộc Ba Lan tại vùng Ruhr.

Trong thời kì thuộc nước Cộng hòa Weimar, người Ba Lan được công nhận là một nhóm dân tộc thiểu số vùng Thượng Silesia. Các hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm một điều khoản bắt buộc Ba Lan phải bảo vệ các nhóm dân tộc tiểu số trong đất nước (ví dụ  như người Đức, người Ukraina, v.v.), trong khi không có điều khoản nào tương tự được áp dụng lên phe thắng trận trong Hiệp ước Versailles ký với Đức. Vào năm 1928,  "Minderheitenschulgesetz" (Đạo luật về các trường học dành cho dân tộc thiểu số) bắt đầu chỉnh lý việc đào tạo trẻ em theo tiếng mẹ đẻ.[16] Từ năm 1930 trở đi, Ba Lan và Đức cùng đồng ý đối cử công bằng với các nhóm dân tộc tiểu số của họ.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đức hóa http://www.echoed.com.au/chronicle/1902/jan-feb/wo... http://www.britannica.com/eb/topic-466672/Polabian... http://www.militaryhistoryonline.com/wwii/articles... http://fundamentalbass.home.mindspring.com/c9052.h... http://www.shoaheducation.com/aryan.html http://www.deutsche-und-polen.de/_/ereignisse/fram... http://hsozkult.geschichte.hu-berlin.de/tagungsber... http://www.spiegel.de/international/europe/0,1518,... http://www.tcm-kp.de/geschichtliches/johannziesch/ http://www.calvin.edu/academic/cas/gpa/fw.htm